‘Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no’ giữa đại dịch Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp, lao động, việc làm… Để đối phó với những thách thức này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau cho doanh nghiệp và người dân. Giới chuyên gia đánh giá, các giải pháp, chính sách đã kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, ổn định xã hội, duy trì phát triển kinh tế, được cộng đồng trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Đối phó với những thách thức từ Covid-19, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau cho doanh nghiệp và người dân. Ảnh minh họa.

Nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời

Cụ thể, ngày 29/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Bên cạnh chính sách an sinh xã hội, Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp như tập trung vào các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế, phí và nợ của doanh nghiệp. Điển hình là Nghị định 52/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19/4/2021 về việc tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2021.

Quy mô giãn nộp thuế khoảng 115.000 tỷ đồng. Ðây là lần thứ ba Chính phủ hỗ trợ về thuế trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh. Cách triển khai cũng được thay đổi theo hướng đẩy nhanh tốc độ hỗ trợ khi mà người nộp thuế chỉ cần gửi giấy đề nghị gia hạn một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế.

Đặc biệt gần đây Chính phủ ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Nghị quyết quy định một số giải pháp khá quyết liệt nhằm bảo vệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước tác động tiêu cực của dịch bệnh. Nghị quyết phát huy vai trò chung của Nhà nước, đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết tự lực tự cường của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh kiên quyết không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, cung ứng lao động.

Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Tuy nhiên, dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhưng nhiều chính sách vẫn chậm đi vào thực hiện khiến tác dụng chưa đến được với các doanh nghiệp thực sự khó khăn. Các chính sách liên quan đến phòng chống dịch bệnh thời gian đầu có lúng túng, cứng nhắc theo mục tiêu “không Covid” do vậy gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong các đợt bùng phát dịch Covid-19.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, trong tình cảnh doanh nghiệp đang trông đợi hàng ngày, hàng giờ, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì chính sách được ban hành sớm 1 ngày sẽ giúp hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp được cứu sống; ban hành chậm một ngày thì hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp có thể đã ra đi. Ông Lộc bày tỏ kỳ vọng, Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm đôn đốc và giám sát thực hiện việc thực thi chính sách đã ban hành giúp doanh nghiệp nhanh chóng được tiếp cận, sớm ổn định và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hơn nữa, theo TS. Trần Quốc Việt, Viện phó Viện Nghiên cứu Chính sách kinh tế (VEPR) trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngoài các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thì bản thân doanh nghiệp cũng cần có các chính sách để thích ứng với đại dịch Covid-19. Trong phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp cũng phải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “5 thật” là: nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thành quả thật.

Doanh nghiệp cũng cần chủ động các giải pháp quản trị rủi ro tốt hơn nhất là về chuỗi cung ứng, về nguyên liệu đầu vào do có nguy cơ tăng giá thị trường các yếu tố sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến trách nhiệm theo pháp luật đảm bảo quyền lợi/sức khỏe của người lao động, chú trọng cả khía cạnh an sinh xã hội gia đình người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm xã hội trong các hoạt động cộng đồng như hợp tác công tư trong xây dựng các khu đô thị, khu giãn dân dành cho người lao động