Nhờ đâu Tập đoàn cao su (GVR) báo lãi 336 tỷ đồng trong quý 1/2020?

Nhờ doanh thu tài chính tập đoàn Cao su báo lãi quý I tăng 8%

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) ghi nhận doanh thu thuần giảm 20% còn 2.745 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận gộp giảm tỷ lệ tương tự về mức 513 tỷ đồng. Mảng mủ cao su chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu, mảng bất động sản hạ tầng đóng góp lợi nhuận lớn nhất.

Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu bán mủ cao su đạt 1.279 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và đóng góp khoảng 47% tổng doanh thu trong quý. Doanh thu kinh doanh các sản phẩm từ cao su tăng 35% lên 364 tỷ đồng. Doanh thu từ mảng chế biến gỗ đạt 704 tỷ đồng, đóng góp trên 25% tổng doanh thu còn mảng điện năng mạng lại hơn 72 tỷ đồng doanh thu, giảm 34% so với cùng kỳ.

Trên BCTC công ty thể hiện, tính đến hết quý 1/2020, trong hơn 4.800 tỷ đồng tiền và tương đương tiền cuối kỳ có 918 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng và gần 3.800 tỷ đồng các khoản tương đương tiền (giảm 400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm). Ngoài ra công ty còn 8.044 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn (tăng gần 1.500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm) và 164 tỷ đồng tiền gửi dài hạn (giảm gần 370 tỷ đồng so với đầu kỳ).

Trong khi đó, dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đến cuối quý còn 2.616 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 9.182 tỷ đồng. Tổng dư vay nợ thuê tài chính gần 11.800 tỷ đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chi phí tài chính – mà chủ yếu là chi phí lãi vay trong quý rất cao, lên đến 152 tỷ đồng (tăng 17 tỷ đồng so với cùng kỳ).

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng đột biến 136% lên 240 tỷ đồng nhờ tăng lãi tiền gửi, lãi bán các khoản đầu tư và lãi chênh lệch tỷ giá. Lãi liên kết cũng tăng 55% nhờ đóng góp tăng của công ty MDF VRG – Dongwha. Các chi phí bán hàng và quản lý cũng giảm nhiều so với cùng kỳ.

Yếu tố bất lợi là chi phí tài chính tăng lên do tăng chi phí lãi vay, thu nhập khác giảm 60% do giảm nguồn thu từ thanh lý cây cao su và tiền bồi thường.

Với biến động của các yếu tố đó, Tập đoàn Cao su có lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ còn 402 tỷ đồng. Được lợi nhờ thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ tăng hơn 8% so với cùng kỳ đạt hơn 226 tỷ đồng.

Kết quả này là khá khả quan khi trước đó tập đoàn báo cáo với Nhà nước rằng dịch Covid-19 tác động toàn diện đến các ngành hàng. Doanh thu quý I ước đạt 2.500 tỷ và lợi nhuận trước thuế ước tính chỉ 270 tỷ đồng.

Năm 2020, tập đoàn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, để làm cơ sở trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 thông qua, với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất là 24.647 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 4.029 tỷ đồng.

Với kết quả trên, doanh nghiệp mới thực hiện khoảng 11% chỉ tiêu doanh thu và 8% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tập đoàn Cao su hiện có quy mô tài sản gần 77.000 tỷ đồng, trong đó lượng tiền và tiền gửi đến 12.886 tỷ đồng. Doanh nghiệp Nhà nước này có diện tích cao su kinh doanh vào khoảng 220.733 ha, diện tích KCN hơn 1,4 triệu m2 và diện tích nông nghiệp công nghệ cao gần 3,44 triệu m2. Vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước chiếm tỷ lệ 96,77%.

Đặt kế hoạch lãi ròng 4.029 tỷ đồng trong năm 2020

GVR đặt kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2020 với doanh thu là 24.647 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.029 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 7,8% và 5,1% so với thực hiện năm 2019.

Bước sang năm 2020, với nhiệm vụ được giao rất lớn trong khi điều kiện kinh doanh vẫn có nhiều khó khăn tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn chưa được tháo gỡ, đặc biệt là tác động của dịch bênh covid 19.Do vậy GVR đặt ra 6 chiến lược cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh chỉ tập trung đầu tư vào 5 lĩnh vực ngành nghề chính có truyền thống và lợi thế gồm: Trồng, chăm sóc chế biến mủ cao su; Chế biến gỗ cao su; Sản phẩm công nghiệp cao su; Khu công nghiệp đầu tư trên đất cao su; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong thời gian ngắn hạn và định hướng trung hạn vẫn phát triền đồng thời 5 ngành nghề kinh doanh chính, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực để tạo đà tăng tốc, phát triển trong năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2021-2015, chủ yếu là sản phẩm cao su, chế biến gỗ và phát triển các khu công nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục sắp xếp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi 20 công ty TNHH sang công ty cổ phần

Thứ năm, quản lý chi phí, tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Năm 2019 GVR ghi nhận 22.873 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 3.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt hoàn thành 94,4% và 92,4% kế hoạch năm 2019. Theo đó, công ty cũng trình cổ đông kế hoạch cổ tức tiền tỷ lệ 6%, tương ứng với 2.400 tỷ đồng trong năm 2019. Năm 2020 GVR cũng đặt mục tiêu chi trả cổ tức tỷ lệ 6%.

Kết thúc 3 tháng đầu năm, GVR đã lần lượt hoàn thành được 11,1% và 8,4% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế cả năm.

Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ