Thaco với gánh nặng Đại Quang Minh và HALG, ngân hàng e ngại!

Ngày 8/8/2018, Tập đoàn ô tô Trường Hải (THACO) và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo đó THACO đầu tư vào Công ty Nông nghiệp quốc tế HAGL và dự án HAGL tại Myanmar.

Một điểm tích cực trên báo cáo tài chính của HAGL là nhiều khoản nợ đã giảm đáng kể sau một năm tái cấu trúc dưới sự hỗ trợ của Thaco. Nợ phải trả hợp nhất tại thời điểm ngày 31/12/2019 của HAGL giảm gần 10.000 tỷ đồng so với một năm trước, còn 21.577 tỷ.

Thế nhưng, để tái cấu trúc Hoàng Anh Gia Lai, Thaco buộc phải tăng vay nợ. Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 với lãi ròng giảm 21%, xuống còn hơn 4.820 tỷ đồng.

Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán năm 2019 của Thaco lần lượt giảm nhẹ 4% và 2% so với năm trước, xuống còn gần 56.507 tỷ đồng và gần 46.639 tỷ đồng. Từ đó dẫn đến lãi gộp của Thaco giảm 16%, ghi nhận gần 9.869 tỷ đồng.

Trong năm, chi phí tài chính của Thaco tăng 43%. Đặc biệt, chi phí lãi vay tăng mạnh 141%, lên gần hơn 1.675 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng 35% và 11%.

Kết thúc năm 2019, Thaco ghi nhận lãi ròng giảm 21%, xuống chỉ còn hơn 4.820 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2019, các khoản phải thu của Thaco giảm nhẹ 3%, xuống hơn 16.918 tỷ đồng. Ngược lại, hàng tồn kho lại tăng 25%, lên mức 34.770,5 tỷ đồng.

–Hàng tồn kho cuối năm 2019 của Thaco. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất 2019 của Thaco

Trong đó, bất động sản tồn kho của Đại Quang Minh và HA Myanmar – công ty con của Tập đoàn chiếm 63% cơ cấu bất động sản tồn kho của Công ty.

Thuyết minh cũng cho thấy phần lớn các khoản vay của Thaco đến từ ngân hàng, đa số là tín chấp, bao gồm nhiều cái tên ngân hàng trong nước và nước ngoài như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MBBank, VPBank, Eximbank, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Seabank, HSBC, ANZ,…

–Một phần ảnh vay tín chấp các ngân hàng của Thaco- Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất 2019 của Thaco

Khoản nợ phải trả của Thaco cũng tăng 52%, lên hơn 67.496,5 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay ngân hàng đã vượt 40.000 tỷ đồng, tăng 62% so với đầu năm. Thực tế tình hình kinh doanh của Thaco và tình hình đầu tư trong nông nghiệp hiện nay, các ngân hàng rất e ngại khi cho vay vốn.

Một điểm đáng lưu ý, trong tháng 10/2019, CTCP Đầu tư Địa Ốc Đại Quang Minh, công ty con của Thaco đã hoàn tất việc nhận chuyển nhượng cổ phần tương ứng tỷ lệ sở hữu là 47,94% của CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh (HAGL Land) từ Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với số tiền là gần 2,778 tỷ đồng.

Ngoài ra, cũng tại ngày này, Đại Quang Minhcũng đã hoàn tất việc nhận chuyển nhượng cổ phần tương ứng với tỷ lệ sở hữu là 52.06% của HAGL Land từ các cổ đông hiện hữu với số tiền là 2.863,2 tỷ đồng.

Theo đó, HAGL Land đã trở thành công ty con của Thaco kể từ ngày hoàn tất việc nhận chuyển nhượng với tổng số tiền là 5,641.1 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu của Công ty tại HAGL Land là 77.49%. Tại ngày mua, HAGL Land sở hữu một công ty con là Hoang Anh Gia Lai Myanmar Co., Ltd (HAGL Myanmar) toa lạc tại Myanmar, Công ty con này đang sở hữu quyền thuê đất dài hạn để xây dựng và phát triển các dự án bất động sản tại Myanmar.

Tại thời điểm này, Thaco cũng có khoản đầu tư tài chính dài hạn gấp 39 lần đầu năm, ghi nhận gần 2,642 tỷ đồng. Trong đó, Thaco đầu tư vào HAGL Agrico hơn 2,627 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ sở hữu 26.29%.

–Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của Thaco

Nói thêm về Đại Quang Minh, đây là một trong số các công ty được giao các dự án xây dựng trong đại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm được nhắc đến nhiều tại kết luận thanh tra khu đô thị này công bố ngày 26/6.

Theo tìm hiểu, Đại Quang Minhđược thành lập ngày 22/3/2011, với số vốn điều lệ là 4.850 tỷ đồng. Công ty ĐQM gắn liền với ông Trần Đăng Khoa – Chủ tịch HĐQT, là người giàu kinh nghiệm trên thương trường địa ốc nhưng lại là người khá kín tiếng.

Ông Trần Đăng Khoa được giới đầu tư địa ốc Hà Nội quen thuộc bởi trước đây ông Khoa là trợ lý Chủ tịch Công ty Keangnam – Vina – chủ đầu tư dự án Keangnam Landmark Tower (giới đầu tư sau đó thường gọi ông là Khoa Keangnam), đồng thời là chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Mai Linh – chủ dự án Golden Palace tại Mễ Trì (Hà Nội).

Giai đoạn khủng hoảng tài chính cuối năm 2012, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải mua 30% cổ phần và đến năm 2014 mua thêm 15% cổ phần của Công ty Đại Quang Minh. Đến giữa năm 2016,Thaco đã nâng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 45% lên 90%.

Theo thông tin trên website thì Đại Quang Minhhoạt động tập trung trên 5 lĩnh vực chính, gồm: Đầu tư phát triển bất động sản nhà ở, Đầu tư kinh doanh Thương mại và Dịch vụ, Đầu tư và phát triển khu công nghiệp, Đầu tư và phát triển Hạ tầng giao thông và Tiện ích xã hội, Kinh doanh Du lịch và Dịch vụ lưu trú.

Công ty Đại Quang Minh là một trong số các công ty được UBND TP Hồ Chí Minh chỉ định làm chủ đầu tư các dự án gồm 4 tuyến đường chính, Cầu Thủ Thiêm 2.

Sau nhiều “nghi vấn” với giá làm đường “khủng” tới 1.000 tỷ đồng/km, vi phạm và thiệt hại tại dự án 4 tuyến đường chính KĐTM Thủ Thiêm đã được nêu rõ trong kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại KĐTM Thủ Thiêm.

Minh Quân