Tranh cãi` 800 tỷ đồng với EVN được PV Power nhắc tới tại ĐHĐCĐ

Tại đại hội, nhiều cổ đông đã trực tiếp hỏi ban lãnh đạo PV Power về hợp đồng bán điện với EVN ở Cà Mau đang diễn biến ra sao cùng việc thu hồi nợ xấu đã tới đâu?

Ông Hồ Công Kỳ – Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn đã giải thích rằng hợp đồng mua bán điện giữa hai đơn vị ban đầu được thỏa thuận bởi PVN sau đó chuyển nhượng sang cho PV Power. Hợp đồng được sự chấp thuận của các Bộ, ngành và đến nay vẫn còn hiệu lực.

Thế nhưng từ thời điểm tháng 2/2018 thì EVN đơn phương giữ lại 60 tỷ đồng/tháng tiền điện (khoản tiền này chủ yếu liên quan đến tỷ giá được sử dụng trong giá bán điện hàng tháng của hai nhà máy Cà Mau 1&2). Có thời điểm EVN đã giữ của PV Power hơn 2.000 tỷ đồng.

Sau đó, PV Power đã phải báo cáo với các Bộ liên quan nhờ chỉ đạo thì EVN mới trả lại hơn 1.300 tỷ đồng thành 2 đợt trong năm 2020 cho PV Power.

Tuy nhiên, EVN vẫn có động thái giữ lại khoảng 60 tỷ đồng/tháng đến 3/2021. Tổng cộng số tiền đã lên đến 834 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo đã có quan điểm rõ ràng là phải thu hồi lại khoản nợ của hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Theo HĐQT của PV Power, việc EVN chậm trễ là muốn bắt ép POW tham gia thị trường điện qua dự án Cà Mau tới hết năm 2021.

Hiện nay giữa hai bên đang phát sinh những vấn đề khúc mắc cần được giải quyết trong tháng 6 tới. Báo cáo tài chính năm 2020 cho biết khoản nợ xấu được PV Power ghi sổ là 1.058 tỷ đồng, đã trích lập hơn 1.000 tỷ đồng. Phần lớn số nợ xấu là của Công ty Mua bán điện thuộc EVN (826 tỷ đồng). Điều này liên hệ tới tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong giá bán điện hàng tháng trong hợp đồng mua bán điện của nhà máy Cà Mau 1 – 2. Hiện tại, hai bên đã bàn xong vấn đề này. Theo đó, tỷ lệ huy động là 85%, tỷ giá 1 USD là 22.950 đồng.

Cũng tại ĐHĐCĐ, PV Power đã báo cáo về tình hình tài chính của tập đoàn. Cụ thể, tính đến cuối tháng 4/2021, doanh thu của PV Power ước tính đạt khoảng 2.871,2 tỷ đồng. Giá trị tổng tài sản tính đến cuối quý 1/2021 ở mức 57.569 tỷ đồng, đã tăng 6,5% so với cuối năm 2020. Năm 2021 PV Power đặt mục tiêu đạt doanh thu đạt 28,4 nghìn tỷ đồng.

Còn kế hoạch lợi nhuận thì lãnh đạo POW chỉ đề ra ở mức 1.325 tỷ đồng, giảm 50% so với năm ngoái. Khi HĐQT trình bày những con số trên thì một số cổ đông đã đặt câu hỏi sự thận trọng quá mức trong kế hoạch đề ra hay không?

Những người đứng đầu PV Power trả lời rằng kế hoạch năm 2021 ở dưới mức kỳ vọng là bởi các dự án Cà Mau 1 và 2 cũng như Vũng Áng,… đều phải tiến hành tu sửa, ngừng máy máy trong hơn 45 ngày. Do đó sản lượng điện của PV Power sẽ hạn chế hơn bình thường. Hơn nữa, các yếu tố vĩ mô cũng tác động tới giá dầu ở mức 65 – 70 USD/thùng sẽ khiến giá đầu vào tăng.

Dù vậy nhưng HĐQT của POW vẫn khẳng định sẽ nổ lực vượt qua mức chỉ tiêu lợi nhuận năm nay và cố gắng duy trì mức chia cổ tức 2% tiền mặt.