Vietnam Airlines: Dự lỗ 15.177 tỷ trên phương án vay được 12.000 tỷ đồng từ Chính phủ

Vietnam Airlines: Dự báo lỗ 15.177 tỷ trên phương án được vay 12,000 tỷ đồng

Hãng hàng không quốc gia với biểu tượng sen vàng Vietnam Airlines cũng giống như những hãng hàng không khác, đã không thể tránh khỏi thua lỗ trong quý I/2020. Vietnam Airlines tiếp tục bị Covid-19 tác động nặng nề trong quý II/2020 khi không còn chuyến bay thương mại quốc tế và hạn chế khai thác nội địa trong giai đoạn giãn cách xã hội hồi đầu tháng 4.

Trong quý II/2020, Vietnam Airlines tiếp tục lỗ thêm 4.000 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ nửa đầu năm nay lên hơn 6.640 tỷ. Doanh thu quý II của Vietnam Airlines chỉ bằng 1/4 so với trung bình giai đoạn trước khi dịch bệnh xảy ra. Vay nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, trong bối cảnh nguồn thu sụt giảm mạnh.

Vốn chủ sở hữu tới cuối năm 2019 là 18.608 tỷ đồng. Với con số ước lỗ năm 2020, hãng hàng không quốc gia thậm chí âm vốn chủ sở hữu tới hơn 1.000 tỷ đồng. Lãnh đạo Vietnam Airlines ước tính cần tối thiểu 5 năm nữa mới bù được khoản lỗ đã phát sinh.

Do thâm hụt dòng tiền, hãng bay này đang đề nghị Chính phủ với vai trò chủ sở hữu hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỷ đồng, nếu không đến cuối 8 tháng sẽ rất khó khăn.

Mới đây, Vietnam Airlines đã đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất ở mức 40,586 tỷ đồng, tương đương 40.5% với thực hiện năm 2019, trong khi dự báo lỗ 15,177 tỷ đồng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh này chưa bao gồm doanh thu – chi phí của hoạt động bán 2 tàu A321 giao tháng 6 không thành công và 6 tàu A321 dự kiến bán cuối năm 2020.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý là số liệu kế hoạch kinh doanh năm 2020 được tính dựa trên phương án được vay 12,000 tỷ đồng của Chính phủ với thời hạn 3 năm và Tổng công ty chưa thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu năm 2020.

Lãnh đạo hãng hàng không quốc gia cho rằng các ngành kinh tế lớn đều bị ảnh hưởng, do vậy các gói hỗ trợ phải có lộ trình và thứ tự, những ngành nào mang tính chất dẫn đường, mang tính chất cơ bản thì cần được ưu tiên trước.

Thách thức cho Vietnam Airlines vẫn còn trước mắt

Đến hết quý II, nguồn vốn của Vietnam Airlines khoảng 66.690 tỷ đồng, giảm 12,7% so với đầu năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này tiếp tục giảm hơn 38%, xuống khoảng 11.428 tỷ đồng.

Năm 2020, dự báo tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động bất thường, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, bất ổn chính trị trên nhiều quốc gia, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu.

Dịch Covid-19 hiện đang là mối đe dọa lớn nhất cho nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung cầu và thương mại hàng hóa dịch vụ trên toàn thế giới.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết doanh thu của ngành hàng không dự kiến sẽ giảm khoảng 55%, tuơng ứng 314 tỷ USD trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Đại dịch Covid-19 tác động tới phần lớn cạnh của ngành hàng không.

Vietnam Airlines cho biết: “Ngành Hàng không toàn cầu trong đó có Tổng công ty và hầu hết các Công ty thành viên rơi vào trạng thái khủng hoảng toàn diện. Từ đầu năm 2020 hoạt động SXKD của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn, thách thức do nhiều quốc gia phong tóa nghiêm ngặt, thực hiện các chính sách dể ding nhập cảnh, hạn chẻ đi lại, thị trưởng gần như đóng băng hoàn toàn”.

Mới đây, Hội đồng quản trị Vietnam Airlines đã quyết định tiếp tục lùi ngày tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Theo đó, thời gian họp sẽ được lùi sang ngày 10/8, thay vì ngày 28/7 như lịch cũ. Nguyên nhân được Hội đồng quản trị công ty đưa ra là do công tác chuẩn bị các nội dung đại hội cổ đông chưa hoàn thành. Đây là lần thứ 3 Vietnam Airlines dời ngày họp đại hội cổ đông.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ