Financial Tin Tuc

Kênh Tin tức Tài chính Việt Nam

Menu
  • About Us
  • Contact Us
  • Term of Use
Menu

82% người tiêu dùng Việt quan tâm đến phương thức thanh toán bằng sinh trắc học

Posted on Tháng Năm 27, 2020 by tucnow

82% người tiêu dùng Việt quan tâm đến phương thức thanh toán bằng sinh trắc học

Trong một khảo sát mới được thực hiện bởi Công ty Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử đa quốc gia hàng đầu thế giới, đã ghi nhận, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng giảm việc sử dụng tiền mặt; thay vào đó nhu cầu thanh toán điện tử hay kỹ thuật số lại ngày càng tăng cao, thông qua các hình thức thanh toán bằng công nghệ mới như: thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc, thanh toán trên các thiết bị di động hay thương mại điện tử…. 

Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam cũng có sự thay đổi khi có tới 74% người tham gia khảo sát bày tỏ kỳ vọng sẽ tăng cường hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 12 tháng tới đây. Bởi lẽ, ngày càng có nhiều nơi đã chấp nhận việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Từ thực tiễn của đơn vị nghiên cứu, đại diện Visa cũng cho hay, thông qua dữ liệu từ mạng lưới xử lý thanh toán tiên tiến của Visa, tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Visa đã tăng 39% với tổng số giao dịch tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào, nhận định: “Sứ mệnh của Visa tại Việt Nam là mang đến cho người tiêu dùng những phương thức thanh toán hiệu quả, tiện lợi và an toàn nhất có thể.

Mục tiêu này phụ thuộc nhiều vào mức độ đón nhận các công nghệ mới từ phía người tiêu dùng.

Kết quả khảo sát đã chứng minh rằng nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang đón nhận những lợi ích mà các công nghệ thanh toán mang lại cho cuộc sống và sử dụng các phương thức thanh toán số với tần suất ngày càng tăng cao”.

Một trong những công nghệ mới quan trọng được khảo sát là việc thanh toán không tiếp xúc – phương thức thanh toán mà người dùng chỉ cần chạm thẻ, điện thoại hoặc các thiết bị đeo vào máy thanh toán POS để thực hiện thanh toán.

Hiện tại, có 37% người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc tại Việt Nam; 42% người tiêu dùng thực hiện thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động.
Đối với nhóm sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc, có 85% người thanh toán một lần một tuần hoặc nhiều hơn.

Khảo sát cũng cho thấy tiềm năng khởi sắc của các phương thức thanh toán bằng công nghệ mới, với 4 trên 5 người tiêu dùng chưa từng sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc đều rất quan tâm đến việc sử dụng phương thức thanh toán này.
84% người dùng cảm thấy thông tin cá nhân của họ được bảo đảm an toàn khi thanh toán qua điện thoại di động.

Lượt thanh toán không tiếp xúc trên điện thoại di động, mã QR và thương mại điện tử đều tăng so với năm 2018 đã chứng minh mức độ tín nhiệm cao từ phía người tiêu dùng Việt Nam.

Cụ thể, 82% người dùng sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động ít nhất một lần một tuần. Khảo sát của Visa cũng cho thấy các công nghệ thanh toán mới đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng với 82% người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến phương thức thanh toán bằng sinh trắc học.

Chẳng hạn như sử dụng dấu vân tay hoặc xác thực bằng giọng nói để hoàn thành giao dịch. Trong khi đó, 81% người dùng lại quan tâm đến việc thanh toán thông qua ngân hàng số.

“Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu các công nghệ thanh toán tiên tiến đến thị trường Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để đảm bảo rằng lợi ích của các công nghệ này được truyền đạt rõ ràng đến người tiêu dùng.

Đây sẽ là khoảng thời gian bùng nổ thương mại tại thị trường Việt Nam và chúng tôi mong muốn được đóng góp vào lộ trình hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước”, bà Đặng Tuyết Dung chia sẻ.

Chuyên mục

  • ACN Newswire
  • Asia Presswire
  • Business
  • Consumers
  • Ecnomic
  • Finance
  • JCN Newswire
  • Top Story

Bài viết mới

  • Wai Hung Intends to Build Approximately 1 Million Smart Parking Spaces in Nine Countries in the MiddleEast Countries With Total Contract Sum Reaches Over HK$100 Billion
  • MHI Selected for Inclusion in All Four ESG Investment Indices Adopted by GPIF
  • Fujitsu and RIKEN Complete Joint Development of Japan’s Fugaku, the World’s Fastest Supercomputer
  • Apollomics, Inc. Appoints Seasoned Healthcare Executive K. Peony Yu, M.D., as Chief Medical Officer
  • Moonstake’s CENNZ staking pool topped $5.5 million in 10 days
  • Phó thống đốc NHNN: Pháp luật không bảo vệ người dân tham gia sàn Forex
  • Top CX Leaders from India are Gathering Virtually to Discuss the Roadmap for Rebuilding India’s Technological Ecosystem
  • World CX Summit – Asia to Discuss Latest Trends in Customer Experience Management, Explore Innovations that Can Empower Businesses
  • Vụ một thửa đất hai sổ đỏ: Có dấu hiệu lập khống hồ sơ?
  • NEC Joins the CONNECT Landmark Public-private Initiative for Precision Cancer Medicine
  • Edvantage Group (0382.HK) Announced Fourth Consecutive Positive Profit Alert Since Listing
  • Hitachi Joins ‘The Valuable 500’, an International Initiative to Promote Disability Inclusion
  • No. 1 in Fujian! RMB 880 Million of Import and Export of Agricultural and Fishery Products at Pingtan Port in 2020
  • Tác phẩm của nhà điêu khắc Lê Công Thành bước vào đời sống qua dự án Văn Phú Invest
  • Asia Technology Executives Boost Businesses with AsiaPresswire’s Technology Press Release Distribution

Lưu trữ

  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Hai 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Mười Hai 2020
  • Tháng Mười Một 2020
  • Tháng Mười 2020
  • Tháng Chín 2020
  • Tháng Tám 2020
  • Tháng Bảy 2020
  • Tháng Sáu 2020
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020
  • Tháng Ba 2020
  • Tháng Hai 2020
  • Tháng Một 2019

Tags

bán bảo chứng các công cổ của doanh dụng dự giảm hàng hộ khoản khách không kinh lãi máy nghiệp ngân nhà năm quốc sản thanh thị tiền triệu trong trung trưởng tài tăng việt vàng với with xuất xây điện được đất đầu đồng

Links

BBC News
Reuters
Bloomberg
Forbes
Newswire

Copyright © 2020 Tintucfn.Com. All right reserved. | About Us | Contact Us | Term Of Use | RSS