Bảo hiểm nhân thọ: Kỷ nguyên mới, cơ hội bứt phá cho các tân binh

Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 doanh thu phí bảo hiểm đạt 3,3%- 3,5% GDP, có khoảng 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, với những giải pháp cụ thể về hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, đa dạng hóa kênh phân phối, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm,…  Trong mục tiêu tổng quát của chiến lược có nhấn mạnh đến vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, “Với những tân binh mới gia nhập thị trường, còn đang thua kém các doanh nghiệp đang hoạt động về hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ, nếu thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ có cơ hội rất tốt để thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trên thị trường, tìm đươc hướng đi riêng và có sự bứt phá”, ông Dũng nhận định.

Năm 2023 được nhận định là kỷ nguyên mới cho thị trường bảo hiểm Việt Nam sau khi Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực

Bảo hiểm nhân thọ Shinhan Life – tân binh đến từ Hàn Quốc chỉ mới tham gia thị trường vào tháng 1/2022 cũng bày tỏ sự tự tin vào triển vọng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong tương lai. “Khi kinh tế ngày càng phát triển, các sản phẩm bảo hiểm cũng sẽ ngày càng dễ tiếp cận chứ không chỉ dành cho tầng lớp trung lưu và có điều kiện kinh tế. Từ xu hướng đó, khi các sản phẩm bảo hiểm thuần bảo vệ có mức giá hợp lý được giới thiệu ra thị trường thì số lượng người dân tham gia bảo hiểm cũng sẽ gia tăng.”

“Đây là điều mà tôi đã nhìn thấy trong tiến trình phát triển của thị trường bảo hiểm của Hàn Quốc trong 20 năm qua. Khi kinh tế đất nước ngày một phát triển, thì xu hướng này diễn ra là điều gần như chắc chắn. Tôi dự đoán rằng thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng sẽ có những thay đổi tương tự”, người đứng đầu Shinhan Life Việt Nam tự tin khẳng định.

Khách hàng sẽ dần tập trung vào bảo hiểm bảo vệ thuần túy

Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong năm 2022, doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất với 71,7% tổng doanh thu phí, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp 16,4%, bảo hiểm tử kỳ 0,6%; bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ, trả tiền định kỳ, sức khỏe 1%. Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ đóng góp 10,3% tổng doanh thu phí toàn thị trường.

Nhận định về xu hướng phát triển các dòng sản phẩm bảo hiểm của thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT), ông Ngô Trung Dũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay và tương lai gần, mối bận tâm về bảo hiểm sức khỏe vẫn còn lớn nhưng không dồn dập như thời điểm dịch covid bùng phát; Hiện tại, thị trường chứng khoán không còn ở đỉnh cao nên các sản phẩm liên kết đơn vị có thể giảm sức hút nhưng một lượng lớn khách hàng vẫn tìm đến bảo hiểm như 1 kênh đầu tư thay thế cho ngân hàng, bất động sản nên các sản phẩm bảo hiểm đầu tư vẫn có chỗ đứng.

“Ngoài ra, các khách hàng quan tâm về ý nghĩa thực sự của BHNT, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm bảo hiểm bảo vệ thuần túy”, ông Dũng nhận định.

Tiềm năng phát triển của sản phẩm bảo hiểm bảo vệ, phí hợp lý, bảo vệ nhu cầu thiết thực

Với mục tiêu khai thác thị trường tiềm năng để tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, tân binh Shinhan Life Việt Nam cho biết, đã và đang tập trung vào phát triển các sản phẩm bảo hiểm thuần bảo vệ các nhu cầu thực tế của khách hàng với mệnh giá hợp lý, dễ tiếp cận, đơn giản và bồi thường nhanh chóng.

Shinhan Life Việt Nam đã và đang tập trung phát triển các sản phẩm bảo hiểm thuần bảo vệ với mệnh giá hợp lý và dễ dàng tiếp cận

Lãnh đạo tân binh này cho rằng, ở thị trường Việt Nam, nếu chúng ta kết hợp giữa bảo hiểm mang tính bảo vệ và bảo hiểm mang tính tiết kiệm nhiều quá, sẽ làm cho mức phí bảo hiểm bị tăng lên, khiến nhiều người khó tiếp cận.

“Đó là lý do chúng tôi tập trung phát triển những sản phẩm bảo hiểm thuần bảo vệ với mức giá hợp lý hàng tháng để mọi người dân Việt Nam đều có thể dễ dàng tiếp cận với bảo hiểm hơn. Bởi, xét cho cùng giá trị cốt lõi của bảo hiểm vẫn chính là bảo vệ. Tôi tin đây sẽ là một trong những yếu tố giúp cho sản phẩm của Shinhan Life có thể thành công ở thị trường Việt Nam.”

Shinhan Life Việt Nam cũng bày tỏ hi vọng, thị trường sản phẩm bảo hiểm bảo vệ, với mức giá thấp, chi trả cho những vấn đề rất thiết thực trong cuộc sống như tai nạn, bệnh tật, ốm đau,…sẽ dần là sự lựa chọn phổ biến cho người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, tân binh này cho biết, danh mục sản phẩm của Shinhan Life đang và sẽ được phát triển da dạng, tiếp cận sát hơn với nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu bảo vệ cũng như điều kiện tài chính của cá nhân và gia đình mình.

Shinhan Life cho biết đang nỗ lực tập trung phát triển và đa dạng kênh phân phối để tiếp cận được và bảo vệ được nhiều khách hàng Việt Nam

Để mang các sản phẩm bảo hiểm bảo vệ có phí hợp lý tới người dân, song song với truyền thông về bảo hiểm, tân binh này đã và đang nỗ lực tập trung vào tiếp tục phát triển và đa dạng các kênh phân phối. Trong năm qua, bên cạnh phát triển các kênh đối tác, Shinhan Life Việt Nam đã đầu tư thiết lập kênh bán hàng qua điện thoại (Tele-marketing), khách hàng có thể nhận tư vấn và tham gia bảo hiểm hoàn toàn qua điện thoại, tối giản các thủ tục giấy tờ phức tạp.

Bước sang năm hoạt động thứ 2 tại Việt Nam, tân binh Shinhan Life đặt mục tiêu tham vọng trở thành doanh nghiệp bảo hiểm bảo vệ hàng đầu và góp mặt trong top 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có lợi nhuận cao nhất trên thị trường vào năm 2030.