Financial Tin Tuc

Kênh Tin tức Tài chính Việt Nam

Menu
  • About Us
  • Contact Us
  • Term of Use
Menu

Cảnh báo dịch vụ vay ngang hàng gia tăng có thể gây rủi ro

Posted on Tháng Mười Hai 17, 2020 by tucnow

Cảnh báo dịch vụ vay ngang hàng gia tăng có thể gây rủi ro

Trong dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế gửi các bộ, cơ quan ngang bộ lấy ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) của nước ngoài hiện đang gia tăng hoạt động tại Việt Nam, có thể gây rủi ro, trong khi nhiều nước đang tăng cường quản lý, thắt chặt và giám sát chặt chẽ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặc dù, mới xuất hiện nhưng các công ty trên có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng. Trong khi hiện nay, khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động cho vay ngang hàng.

Hiện, các công ty hoạt động trong lĩnh này đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính… cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến.

Hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng có mang lại ảnh hưởng tích cực nhưng nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ, có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.

Dẫn chứng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ năm 2016, hoạt độngcho vay ngang hàng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, số lượng hiện nay vào khoảng 100 công ty (đã hoạt động và một số thử nghiệm) một số công ty hoạt động cho vay ngang hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia …mặc dù mới xuất hiện nhưng các công ty trên có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng.
“Trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (Trung Quốc, Singapore, Indonesia…) thì các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty hoạt động cho vay ngang hàng của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư các công ty hoạt động cho vay ngang hàng thực hiện hoạt động kết nối giữa người vay và người cho vay trên nền tảng công nghệ số. Bên vay và bên cho vay được kết nối với nhau để thực hiện vay tiền. Các tác nhân tham gia trong mô hình hoạt động cho vay ngang hàng gồm có: Công ty hoạt động cho vay ngang hàng; người đi vay; người cho vay; ngân hàng; công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử), công ty bảo hiểm, thu hồi nợ…

Trường hợp bên cho vay đồng ý cho vay tiền thì bên vay và bên cho vay sẽ giao kết thỏa thuận tài chính, trong đó thống nhất với nhau về lãi suất, nghĩa vụ giải ngân của bên cho vay, nghĩa vụ thanh toán khoản vay, tiền lãi và phí (nếu có) của bên vay… Trong mô hình kết nối này, mặc dù các chủ thể tham gia là độc lập, mỗi chủ thể đều có vai trò, quyền lợi và trách nhiệm riêng.

Trong thời gian qua, tại một số địa phương như: Tp. Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số đối tượng sử dụng các hình thức cho vay qua ứng dụng điện tử, công nghệ (qua các app trực tuyến). Đáng nói, với điều kiện vay dễ dãi, người vay tiền qua các ứng dụng cho vay ngang hàng rất nhận được tiền nhanh chóng nhưng trái lại họ sẽ phải mất chi phí vay khá cao và chịu lãi lớn.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng vay và trả lãi suất, nếu người vay không trả được lãi, mức phạt lãi rất lớn, gây rủi ro lớn cho người đi vay. Ngoài cho vay ngang hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các công ty thuộc loại hình kinh tế chia sẻ của Việt Nam. Có trường hợp “họ chấp nhận lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.

Trước vấn đề phát sinh thực tế ngày càng nhiều, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì phối hợp với bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech; đồng thời, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech và hoạt động cho vay ngang hàng phù hợp tại Việt Nam tiến tới xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho lĩnh vực này.

Chuyên mục

  • ACN Newswire
  • Asia Presswire
  • Business
  • Consumers
  • Ecnomic
  • Finance
  • JCN Newswire
  • Top Story

Bài viết mới

  • Hoàn thành vòng gọi vốn Series D, MoMo muốn xây nền tảng siêu ứng dụng mới
  • Proposed Privatisation of HKC (Holdings) Limited by Genesis Ventures Limited
  • Vì sao ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm?
  • VinaCapital rót thêm vốn vào startup livestream
  • VinFast dự kiến hòa vốn trong 5 năm tới
  • Giá thịt lợn sẽ không tăng đột biến dịp Tết
  • Trái chiều dự báo giá vàng tuần tới
  • Bà Vũ Kim Hạnh: ‘Doanh nghiệp yếu là gánh nặng nền kinh tế’
  • Nhà giàu Trung Quốc chi gần 54 tỷ USD mua đồ xa xỉ năm qua
  • Có nên mua nhà cho thuê lúc này?
  • Bill Gates sở hữu nhiều đất nông nghiệp nhất nước Mỹ
  • Dự án ‘VIP’ nhất Hà Nam thành ‘tử huyệt chôn tiền’, dân tiếp tục đòi quyền lợi
  • Việt Nam có thêm thời gian tháo mác ‘thao túng tiền tệ’
  • Chuyển khoản nhầm hàng chục triệu đồng không đòi được
  • Jacobson Pharma’s Proposed Spin-off and Separate Listing of JBM (Healthcare) Limited on The Main Board of The Stock Exchange of Hong Kong Limited

Lưu trữ

  • Tháng Một 2021
  • Tháng Mười Hai 2020
  • Tháng Mười Một 2020
  • Tháng Mười 2020
  • Tháng Chín 2020
  • Tháng Tám 2020
  • Tháng Bảy 2020
  • Tháng Sáu 2020
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020
  • Tháng Ba 2020
  • Tháng Hai 2020
  • Tháng Một 2019

Tags

bán bảo chứng các công cổ của doanh dụng dự giảm hàng hộ khoản khách không kinh lãi máy nghiệp ngân nhà năm phiếu quốc sản thanh thị tiền triệu trong trung trưởng tài tăng việt vàng với xuất xây điện được đất đầu đồng

Links

BBC News
Reuters
Bloomberg
Forbes
Newswire

Copyright © 2020 Tintucfn.Com. All right reserved. | About Us | Contact Us | Term Of Use | RSS